HƯỚNG DẪN XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SẢN XUẤT BIA
Bên cạnh sự tăng trưởng của ngành sản xuất Bia kéo theo đó là các vấn đề về môi trường rất đáng quan tâm như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm chất thải rắn và đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước thải sau quá trình sản xuất các chỉ tiêu BOD, COD, TSS, Nito, Photo,….. thường rất cao.
1. Các nguồn phát sinh nước thải
- Công đoạn nấu – đường hóa, lên men: Nước thải phát sinh từ công đoạn này hàm lượng ô nhiễm rất cao chứa nhiều các chất Hydrocacbon, Glucozo, Cellulose, pentozo trong vỏ trấu, tinh bột, bã hoa, protein, vitamin,….
- Nước thải nhà máy SX bia phát sinh từ quá trình rửa chai đựng, két chứa, chiết rót, đóng chai, dịch bia tràn ra ngoài,… nước thải từ công đoạn này thường chất ô nhiễm cao, độ pH cao do thường súc rửa qua nhiều công đoạn: rửa với nước nóng, rửa vết bẩn bên ngoài nhãn chai, phun kiềm nóng,….
- Ngoài ra, nước thải còn phát sinh từ quá trình làm nguội, nước ngưng tụ, nguồn nước tại công đoạn này thường khá sạch và nhiệt độ cao hơn bình thường, có thể tái sử dụng.
- Nước thải sản xuất bia phát sinh từ vệ sinh thiết bị sản xuất, các thiết bị thường bị lên men, thùng chứa đường ống, vệ sinh sàn nhà,… nước thải tại đây thường chứa các chất tẩy rửa cao khử khuẩn,….
- Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt, vệ sinh hằng ngày của nhân viên.
Bảng thành phần nước thải nhà máy Bia
2. Công Nghệ Xử Lý
Để lựa chọn hệ thống xử lý nước thải nhà máy Bia cần phụ thuộc nhiều tiêu chí:
- Lưu lượng, thành phần và tính chất của từng loại nước thải.
- Diện tích mặt bằng có phù hợp hay không xây âm dưới đất hay xây nổi trên mặt đất.
- Kinh phí dự toán mà chủ đầu tư chi trả, chi phí vận hành sau xử lý,…
- Thiết bị và vật liệu được dùng trong HTXLNT.
- Khi năng suất nhà máy mở rộng, lưu lượng phát sinh ra nước thải nhiều hơn ban đầu thì khả năng xử lý của hệ thống có đáp ứng,…..
Dưới đây là Công Nghệ AAO phù hợp để xử lý nước thải nhà máy Bia:
Bể Kị Khí (UASB) bằng việc đưa vào các vi sinh vật kị khí giúp làm giảm nồng độ các chất BOD và COD có trong nước thải. Nước thải sau khi ra khỏi bể UASB sẽ được đưa sang Thiếu khí.
Bể Thiếu Khí: Bể có nhiệm vụ khử nitrat thành nito. Hệ vi sinh vật thiếu khí sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng và chuyển nitrat thành nito tự do. Dòng nước thải kết hợp với dòng tuần hoàn tạo ra quá trình khử diễn ra hiệu quả hơn. Phương trình chuyển sang N2 diễn ra như sau:
- Bước 1: Chuyển nitrate thành nitrite: 6 + 2CH3OH → 6 + 2CO2 + 4H2O
- Bước 2: Chuyển nitrite thành N2: 6 + 3CH3OH → 3N2 + 3CO2 + 3H2O + 6OH- + 3O2
Bể Hiếu Khí: Trong bể tiếp tục xảy ra quá trình khử BOD, COD và chuyển hóa Amoniac thành Nitrat.
Quá trình Nitrat Hóa sẽ xảy ra tại đây Amoniac (NH3, NH4+ ) sẽ chuyển đổi thành nitrit (NO2) và sau đó chuyển hóa thành nitrat (NO3) quá trình được thực hiện bởi 2 nhóm vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter:
* Vi khuẩn Nitrosomonas: chuyển hoá Ammonia thành Nitrite. Giai đoạn Nitrite hóa gọi là giai tạo thành NO2-
NH4+ + 3/2 O2 → NO2- + H2O + 2H+ + năng lượng
* Vi khuẩn Nitrobacter: chuyển hoá Nitrite thành Nitrate. Giai đoạn Nitrate hóa gọi là giai đoạn tạo thành NO3-
NO2- + ½ O2 → NO3- + năng lượng
Hàm Lượng BOD trong nước thải sẽ được xử lý với sự tham gia của các vi sinh vật hiếu khí. Hiệu quả khử BOD có thể đạt từ 85-90%.
Chất hữu cơ + Vi sinh hiếu khí + O2 → CO2 + H2O + Sinh khối mới
3. Giới thiệu về các sản phẩm vi sinh BioClean
BIO M5
Điểm nổi bật:
Chứa 2 chủng vi sinh vật chuyên biệt cho quá trình Nitrat hóa, đó là:
- Nitrosomonas sp (chuyển hóa Ammonia thành Nitrit).
- Nitrobacter sp (tiếp tục chuyển hóa Nitrit thành Nitrat).
Chứa vi khuẩn Bacillus Lichenniforms, Bacillus Amyloliquifaciens, Bacillus Subtilis,... và vi khuẩn nitrat hóa Nitrobacter winogradskyi, Nitropseudomonas europaea mật độ gấp 10 lần công thức cũ.
Hiệu quả khi sử dụng:
- Giảm ammonia, Nitơ tổng đầu ra trong HTXLNT, tăng cường quá trình nitrat hóa và khử nitart.
- Giảm mùi Ammoniac trong hệ thống.
- Khắc phục hiện tượng chết vi sinh do sốc tải với hàm lượng Nitơ cao.
BIOCLEAN ACF AD ACTIVATOR
Điểm nổi bật:
- Nâng cao hiệu suất phân hủy kỵ khí cho bể UASB.
- Tăng cường hiệu quả loại bỏ BOD, COD trong nước thải.
- Tăng hiệu quả cho bể Biogas, bể tự hoại, kỵ khí,…..
- Giảm H2S, giảm hình thành bùn.
- Tối ưu hóa cộng đồng vi sinh hữu hiệu trong điều kiện kỵ khí.
- Phân hủy rộng các hợp chất hữu cơ phức tạp bao gồm các vi khuẩn thiếu khí tùy nghi.
Ứng dụng: phù hợp với công nghệ sử dụng kỵ khí, bể Biogas, bể tự hoại, Compost,…..
Bioclean ACF 32
Điểm nổi bật:
- BIOCLEAN ACF 32 (tên mới), AQUACLEAN ACF 32 (tên cũ) là vi sinh xử lý BOD, COD, TSS với công thức cải tiến dạng lỏng mới nhất năm 2020.
- Xuất xứ Mỹ - Hãng Sản Xuất: Sun & Earth Microbiology.
- Hiệu quả ổn định từ năm 1974
Ứng dụng:
- Xử lý nước thải công nghiệp
- Xử lý nước thải sản xuất bia rượu, nước giải khát, sữa
- Xử lý nước thải dệt nhuộm
- Xử lý nước thải cao su
Công thức tiên tiến hoạt động mạnh gấp 10 lần vi sinh thông thường.
ACF AD, ACF 32, BIO M5 được kết hợp sử dụng cho cả cụm sinh học kị khí, thiếu khí và hiếu khí là giải pháp tối ưu, hiệu quả nhất để thúc đẩy quá trình xử lý BOD, COD, TSS, xử lý nitơ tổng cao, cải thiện màu nước và kiểm soát mùi hôi, xử lý Cellulose trong nước thải , đảm bảo nước xả thải đạt Quy chuẩn nước thải cho phép.
4. Địa điểm mua sản phẩm Vi sinh chuyên dụng Bioclean chính hãng
- Dòng vi sinh Bioclean – Aquaclean là dòng vi sinh được nhiều đơn vị vận hành xử lý tin tưởng sử dụng nhiều nhất.
- Hàng chính hãng được nhập khẩu 100% từ Mỹ, và được phân phối độc quyền bới Công ty Biotech Việt Nam.
- Công ty Biotech Việt Nam chuyên cung cấp các sản phẩm xử lý các chỉ tiêu Nitơ, Amonia, Bùn Thải, Mùi Hôi, Dầu Mỡ Hữu Cơ, Bể Phốt, Hầm Cầu,…..
Bên cạnh về mảng Môi Trường, Biotech Việt Nam còn cung cấp các dòng sản phẩm về mảng Thủy Sản, Nông Nghiệp, quý khách có thể tham khảo ở website: https://www.biotechvietnam.org/
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ BIOTECH VIỆT NAM
11/11A Nguyễn Văn Mại, P.4, Q. Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0914.811.441